vĐồng tin tức tài chính 365

Tăng tốc di dời nhà ven, trên kênh rạch

2023-11-16 10:00
Nhà dân dọc kênh Đôi, quận 8, TP.HCM - Ảnh: Quang Định

Nhà dân dọc kênh Đôi, quận 8, TP.HCM - Ảnh: Quang Định

Hệ thống kênh rạch trong nội thành TP.HCM có năm tuyến chính với tổng chiều dài hơn 105km nhưng ngày càng bị thu hẹp, ô nhiễm. Để cải thiện môi trường đô thị, từ năm 1993 TP.HCM thực hiện việc di dời nhà ven, trên kênh rạch. Tuy nhiên, giai đoạn 1993 - 2020 mới di dời được hơn 38.185 trên tổng số hơn 65.000 nhà cần di dời.

Thiếu vốn, thiếu cơ chế

"Dù TP có quyết tâm và nỗ lực nhưng tiến độ di dời chậm. Từ 2016 - 2020 TP chỉ mới di dời được 2.479/20.000 căn theo chỉ tiêu, chỉ đạt 12,4%..." - ông Phạm Bình An, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP, nêu ra tại hội thảo về di dời nhà ven, trên kênh rạch vào chiều 13-11.

Dự báo về kết quả di dời giai đoạn 2021 - 2025, tiến sĩ Dư Phước Tân, chuyên gia của Viện Nghiên cứu phát triển TP, cho rằng đến 2025 khả năng TP chỉ di dời được 2.867 căn trên tổng chỉ tiêu 6.500 căn. "Kết quả thực hiện đến nay cho thấy khó khăn về nguồn vốn đầu tư là nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho tiến độ di dời nhà chậm. Đến nay, chỉ có 5/14 dự án được tiếp tục bố trí vốn để bồi thường, tái định cư", ông Tân dẫn chứng.

TP đã áp dụng một số phương thức thu hút vốn đầu tư từ nguồn xã hội hóa nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc.

Điển hình như dự án chỉnh trang rạch Ụ Cây do Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn (Resco) đầu tư theo hình thức BT từ năm 2009. Công ty đã thực hiện xong giai đoạn 1 (giải tỏa nhà trên kênh). Năm 2015, Resco tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 là giải tỏa nhà ven kênh. Tuy nhiên, do Luật Đất đai 2013 có hiệu lực dẫn đến một số vướng mắc khiến chậm giao đất cho nhà đầu tư, nhà đầu tư chậm thu hồi vốn và dừng giai đoạn 2 của dự án cho đến nay.

Tương tự, phương thức khai thác đất tại chỗ sau khi giải tỏa nhà ven, trên kênh rạch (dự án Bờ nam kênh Đôi, quận 8) và phương thức khai thác đất đai mở rộng ranh dự án (dự án rạch Văn Thánh) thu hút vốn đầu tư của xã hội cũng có vướng mắc.

Tháo gỡ với nghị quyết 98

Ngoài vấn đề vốn, các dự án di dời, giải tỏa nhà ven, trên kênh rạch còn gặp phải các khó khăn về pháp lý, thẩm định giá, giải tỏa, đền bù, tái định cư, bảo đảm sinh kế cho người dân bị giải tỏa...

Theo tiến sĩ Dư Phước Tân, các khó khăn này cần có cơ chế đặc thù để giải quyết. Nhìn vào nghị quyết 98, ông Tân cho rằng TP có thể vận dụng một số điều khoản để tạo nguồn kinh phí đầu tư dự án giải tỏa di dời nhà.

Thứ nhất, trong quy định về quản lý đầu tư, HĐND TP có thể sử dụng ngân sách để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án chỉnh trang, phát triển đô thị. 

Thứ hai là vận dụng quy định về tài chính - ngân sách, TP được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do điều chỉnh phí, lệ phí. Đây là khoản TP có thể sử dụng đầu tư cho công tác giải tỏa di dời cải tạo nhà trên và ven kênh rạch. "Từ nghị quyết 98, nguồn vốn ngân sách đầu tư cho dự án giải tỏa, di dời, tái định cư và ổn định cuộc sống cho các hộ dân trên và ven kênh rạch ở TP có khả năng sẽ được giải quyết...", ông Tân đề xuất.

Góp ý thêm, tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Thu, Đại học Kinh tế TP.HCM, cho rằng quy hoạch khu vực cần chỉnh trang, cải tạo dọc kênh rạch cần được mở rộng để có quỹ đất đủ lớn, thu hút nhà đầu tư phát triển dự án. Có thể kết hợp xây dựng kết nối giao thông thủy, bộ gắn với tạo quỹ đất lớn. Việc này sẽ thu hút được nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) để phát triển và khai thác quỹ đất tại dự án và khu vực lân cận.

"Khi ấy, giá trị bất động sản của khu vực dự án cũng gia tăng theo, là cơ sở để Nhà nước bồi thường, hỗ trợ người dân ở mức cao hơn để họ đồng thuận...", bà Thu nói.

Đề xuất thí điểm

Từ thực tiễn cải tạo kênh rạch ở quận 7, ông Lê Văn Thành, phó chủ tịch UBND quận 7, cho hay tháng 7-2022 quận đã đề xuất (được Sở Xây dựng thống nhất) với UBND TP chấp thuận cho quận thí điểm thực hiện ba đề án chỉnh trang đô thị và di dời nhà (dự án rạch Bần Đôn, ao Sông Tân, sông Ông Lớn).

Theo đề xuất, quận 7 sẽ di dời được 2.282 căn, tổng diện tích cả ba dự án là hơn 26ha và cần tổng số vốn đầu tư lên đến 49.314 tỉ đồng. "Kèm với đề án, quận 7 đã tính toán cụ thể phương thức để bảo đảm việc triển khai hiệu quả và thành công nếu được UBND TP chấp thuận...", ông Thành khẳng định.

Mới đây, Phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM Phan Ngọc Phúc đã có văn bản gửi Sở Nội vụ TP để tổng hợp về đề xuất phân cấp quản lý nhà nước cho TP.HCM trên một số lĩnh vực. Trong đó có đề xuất cho phép TP.HCM tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư các dự án di dời nhà ven, trên kênh rạch cùng một số dự án quan trọng khác không qua đấu thầu.

Chậm di dời nhà ven kênh, do đâu?Chậm di dời nhà ven kênh, do đâu?

TP.HCM đã ban hành kế hoạch về triển khai chỉnh trang và phát triển đô thị đến năm 2030, trong đó có chương trình di dời 20.000 căn nhà trên kênh và nhà ven kênh, mục tiêu cụ thể là từ năm 2021 - 2025 di dời 6.500 căn.

Xem thêm: mth.91021728061113202-hcar-hnek-nert-nev-ahn-iod-id-cot-gnat/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tăng tốc di dời nhà ven, trên kênh rạch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools