Sau gần 1 năm với 3 lần đưa bánh sang Nhật để kiểm nghiệm độ an toàn thực phẩm và thăm dò thị hiếu người tiêu dùng Nhật, lô hàng bánh đậu xanh đầu tiên của Việt Nam chính thức được phía Nhật đặt mua.
16.000 hộp bánh, trị giá hơn 400 triệu đồng - giá trị tuy không lớn những là dấu mốc quan trọng đánh dấu lần đầu tiên bánh đậu xanh Hải Dương chính thức xuất Nhật bằng hợp đồng dài hạn.
Lô hàng bánh đậu xanh đầu tiên của Việt Nam chính thức được phía Nhật đặt mua.
Gần 10 năm qua, lý Công ty CP Rồng vàng Minh Ngọc, Hải Dương luôn tìm cách đưa bánh đậu xanh xuất khẩu từ thị trường Nga, Trung Quốc, Mỹ và nay thêm thị trường Nhật. Trước khi chào hàng sang quốc gia nào, doanh nghiệp cũng phải nghiên cứu kỹ hàng rào kỹ thuật cũng như thị hiếu người tiêu dùng bản địa để điều chỉnh sản xuất cho phù hợp.
Từng công nhân cũng phải tuân thủ các quy định về trang phục bảo hộ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Giấy gói, giấy hộp, thùng bánh đều bằng chất liệu thân thiện với môi trường.
Chi phí sản xuất bánh xuất Nhật vì thế cũng cao hơn, nhưng bù lại giá bán cao hơn trong nước khoảng 15%. Quan trọng hơn, việc có mặt ở thị trường khó tính này đã mở ra cơ hội vươn xa cho sản phẩm truyền thống của Hải Dương.
Ngành nghề nông thôn tăng trưởng
Nghề chế biến bánh đậu xanh Hải Dương là một nghề chế biến nông sản thuộc 7 nhóm ngành nghề nông thôn ở nước ta. Những năm qua, các ngành nghề này có bước phát triển khá là mạnh mẽ. Tổng doanh thu từ các hoạt động ngành nghề nông thôn ước tính đạt gần 240.000 tỷ đồng.
Cả nước hiện có 165 nghề truyền thống với gần 2.000 làng nghề. Hơn 817.000 cơ sở tham gia sản xuất kinh doanh phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn. Các cơ sở này tạo việc làm cho hơn 2,3 triệu lao động.
Tổng doanh thu từ các hoạt động ngành nghề nông thôn ước tính đạt gần 240.000 tỷ đồng. Ảnh: VOV.
Hiện nay, các sản phẩm ngành nghề nông thôn của Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Nhật Bản và châu Âu.
Sự phát triển nhanh chóng của ngành nghề nông thôn được lý giải là nhờ Nghị định 52. Nghị định được ban hành năm 2018 với những quy định rất cụ thể về các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho ngành nghề và làng nghề nông thôn phát triển, đặc biệt là chính sách hỗ trợ tới 50% kinh phí dự án hay chính sách tiếp cận vốn cho khoa học công nghệ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.4490939072110202-tahn-gnas-taux-hnax-uad-hnab/et-hnik/nv.vtv