Tuyên bố trên vừa được Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đưa ra. Theo bà Raimondo, thỏa thuận khung về hợp tác kinh tế sẽ tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực bao gồm điều phối về chuỗi cung ứng, kiểm soát xuất khẩu và tiêu chuẩn trí tuệ nhân tạo.
Khác với các thỏa thuận thương mại thông thường, thỏa thuận khung này sẽ có cơ chế linh hoạt, cho phép một số nước có thể không cần phải tham gia vào tất cả các hạng mục.
Mục tiêu của Chính phủ Mỹ không chỉ kết nối các nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Singapore, Australia, New Zealand mà còn cả các nền kinh tế mới nổi như Malaysia, Việt Nam và Thái Lan.
“Tôi mong muốn rằng trong vòng 12 tháng tính từ lúc này, chúng ta sẽ ký kết được một cái gì đó”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ kỳ vọng.
Bà chia sẻ, thỏa thuận sẽ không cần thiết phải được Quốc hội Mỹ thông qua kiểu như các thỏa thuận thương mại thông thường, hay nói chính xác hơn nó “không phải một thỏa thuận thương mại” nhưng ”rất quyền lực”.
Hiện chưa rõ liệu quan điểm của chính quyền Biden có đáp ứng được mức độ hợp tác kinh tế mà một số nền kinh tế châu Á đang cần đến.
Nhật và nhiều nước khác đã hối thúc Washington cân đối lại chính sách của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan đến việc rút khỏi CPTPP, vốn từng được coi như trụ cột kinh tế để tăng cường sự lãnh đạo của nước Mỹ trước sức ép ngày một lớn dần từ Trung Quốc.
Còn theo Phó Thủ tướng Singapore, ông Heng Swee Keat, sự hiện diện về an ninh của Mỹ đã mang đến sự ổn định cho khu vực, thế nhưng để cho ảnh hưởng đó có thể được duy trì sang các thập kỷ tới, nước Mỹ không thể vắng mặt khỏi các cấu trúc kinh tế của khu vực.
VTV.vn - Người mua, thuê nhà tại Mỹ đang phải đối mặt với một thực tế khó khăn chưa từng thấy trong gần nửa thế kỷ qua khi giá bán và cho thuê nhà ở nước này tăng nhanh kỷ lục.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.99881355101211202-a-uahc-coun-ueihn-iov-et-hnik-gnuhk-nauht-aoht-yk-noum-ym/et-hnik/nv.vtv