vĐồng tin tức tài chính 365

Thương hiệu quốc gia: Chìa khóa bảo hộ sở hữu trí tuệ

2020-12-08 10:54
Thương hiệu quốc gia: Chìa khóa bảo hộ sở hữu trí tuệ - Ảnh 1.

Ông Lê Ngọc Lâm, phó vụ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ, thành viên ban chuyên gia chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông LÊ NGỌC LÂM - phó vụ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ, thành viên ban chuyên gia chương trình Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam - cho rằng nhận thức của doanh nghiệp (DN) đối với xây dựng quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) còn nhiều hạn chế. Tuy vậy, với các hoạt động được chương trình tạo ra đã góp phần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong vấn đề này.

"Chúng ta đang hội nhập sâu rộng và tham gia các FTA mạnh mẽ, nên yêu cầu về quyền sở hữu trí tuệ ngày càng cao hơn. Do đó, nếu doanh nghiệp không quan tâm và đầu tư vấn đề này nghiêm túc, bài bản thì có thể rơi vào vi phạm, bị tổn hại rất nặng nề khi phải bồi thường hoặc bị mất đi quyền sở hữu trí tuệ, chất xám của mình.

Ông Lê Ngọc Lâm (phó vụ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ, thành viên ban chuyên gia chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam)

"Chương trình yêu cầu doanh nghiệp phải có sản phẩm đạt 3 tiêu chí: "Chất lượng - Đổi mới sáng tạo - Năng lực tiên phong" với mức độ cao. Do đó, các sản phẩm được công nhận phải có chất lượng, được đầu tư nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ hay quản lý, đem lại chất lượng và hạ giá thành, mang lại lợi ích cho xã hội và là sản phẩm dẫn đường" - ông Lâm nói.

* Trực tiếp thẩm định các doanh nghiệp đăng ký tham gia xét chọn, ông thấy rằng nhận thức và thực thi của doanh nghiệp về vai trò của sở hữu trí tuệ hiện nay thế nào?

- Hầu hết các doanh nghiệp đăng ký tham gia chương trình Thương hiệu quốc gia đều ý thức vấn đề sở hữu trí tuệ. Tuy vậy, phần lớn các doanh nghiệp tập trung cung cấp hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu, trong khi các đăng ký về kiểu dạng công nghiệp, sáng chế... lại ít được chú ý.

Một điểm nữa có thể thấy trong hồ sơ đăng ký xét chọn sản phẩm chương trình, doanh nghiệp cung cấp hàng loạt sáng kiến với hiệu quả kinh tế lớn. Tuy nhiên, chúng tôi lại không thấy doanh nghiệp đăng ký các sáng kiến ấy dưới dạng sáng chế hay giải pháp hữu ích để bảo hộ độc quyền. Đây sẽ là thiệt thòi cho chính doanh nghiệp bởi mọi sáng kiến đều đăng ký bảo hộ, nên nếu doanh nghiệp không nghĩ và không tính đến việc này có thể bị mất đi nguồn tài sản trí tuệ của chính mình vì không được bảo hộ độc quyền.

* Nhiều sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài. Vậy ông đánh giá thế nào về việc bảo vệ Sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài?

- Đây là vấn đề của doanh nghiệp, bởi có trường hợp dù hoạt động ở nước ngoài nhưng doanh nghiệp lại không đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, trong khi có doanh nghiệp lại đăng ký ào ạt mặc dù chưa có sản phẩm đặt chân tới đó.

Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài phải trả phí, nếu không sử dụng trong 5 năm có thể bị tước quyền, nên tôi khuyến nghị doanh nghiệp chỉ nên tập trung đăng ký bảo vệ tại thị trường đang sản xuất kinh doanh, hoặc ở thị trường tiềm năng ngắn hạn thì có thể tính nhưng chiến lược dài hạn cần phải cân nhắc.

* Ông có lời khuyên gì cho DN trong bảo vệ và thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ để xây dựng thương hiệu vững mạnh hơn, thưa ông?

- Hiện nay doanh nghiệp tập trung nghiên cứu sáng chế, đưa ra các cải tiến, sáng tạo về mặt kỹ thuật nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm để khai thác tri thức nhân loại, để rút ngắn con đường đi của mình. Trong khi nguồn tư liệu này có sẵn ở website của Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam hay website của các tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, tự khai thác mà không mất tiền. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải có kinh nghiệm nhằm biết được đâu là trọng tâm để khai thác.

Trong khi đó, hoạt động đầu tư nghiên cứu sáng chế hay bảo hộ sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tôi cho rằng vẫn chưa đủ. Cũng dễ hiểu vì doanh nghiệp chúng ta quy mô nhỏ và vừa, chưa đủ tiềm lực tài chính, thiếu nhân lực. 

Nhiều doanh nghiệp vẫn đầu tư R&D nhưng hầu hết sản phẩm được sản xuất từ dây chuyền, công nghệ nhập khẩu mà rất ít có công nghệ tự nghiên cứu. Vì vậy, việc phối hợp với viện nghiên cứu, trường đại học để thực hiện cải tiến kỹ thuật, nâng cao công nghệ, hoạt động sản xuất là yêu cầu thực tế cần đặt ra.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ mà trong hoạt động sản xuất kinh doanh có sự xâm phạm thì có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm, đòi bồi thường thiệt hại và chủ động phối hợp cùng cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền của mình.

PV GAS tiếp tục nhận vinh danh Thương hiệu Quốc gia năm 2020PV GAS tiếp tục nhận vinh danh Thương hiệu Quốc gia năm 2020

Ngày 25-11-2021, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2020. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có 5 doanh nghiệp thành viên được công nhận trong đợt này, trong đó có Tổng công ty Khí Việt Nam - PV GAS.

Xem thêm: mth.59224049080210202-eut-irt-uuh-os-oh-oab-aohk-aihc-aig-couq-ueih-gnouht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thương hiệu quốc gia: Chìa khóa bảo hộ sở hữu trí tuệ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools