vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh tế cuối 2020, đầu 2021: gió xuân chưa tới

2020-12-31 11:38

Kinh tế cuối 2020, đầu 2021: gió xuân chưa tới

Hồ Quốc Tuấn (*)

(TBKTSG) - Một trong những chủ đề được đề cập nhiều nhất trong quí 1 và nửa đầu quí 2-2020 là kinh tế thế giới sẽ hồi phục hình gì sau dịch Covid-19? Chữ V, W, U, L, căn thức,... đều được đưa ra. Đã có lúc hy vọng về sự hồi phục hình chữ V được thắp lên vào những tháng cuối năm 2020, nhưng rốt cuộc thì gió xuân vẫn chưa thể đến.

Thế giới 2020: một nửa chữ V

Đến giữa năm 2020, nhiều người sửng sốt nhìn kinh tế Mỹ có mức sụt giảm GDP hơn 30% trong quí 2-2020 nhưng sau đó lại rất hứng khởi khi nhìn thấy GDP nước này tăng lại 33,1% trong quí 3-2020.

Nghe thì có vẻ là một đợt hồi phục chữ V mà nhiều người mong đợi. Nhưng đây chỉ là những con số tính toán được điều chỉnh theo năm (annualised). Lấy một cách tính dễ so sánh hơn là so với quí trước thì thật ra mức tăng trưởng của quí 3 vẫn thấp hơn mức sụt giảm của quí 2. Nói chung, về cuối năm, Mỹ vẫn... tăng trưởng âm. Và tình trạng này là điểm chung của nhiều nền kinh tế. Số nền kinh tế tăng trưởng GDP dương của thế giới sẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay và Việt Nam là một trong những nền kinh tế hiếm hoi đó ở châu Á bên cạnh Trung Quốc.

Có vẻ như điều mà người ta kỳ vọng rằng kinh tế thế giới sẽ bắt đầu “bay lên” vào cuối năm 2020, đầu 2021 nhờ vào vaccin sẽ không thành hiện thực. Gió xuân có vẻ sẽ không đến với kinh tế toàn cầu cho đến tận cuối quí 1-2021.

Điểm đáng chú ý là nhiều thước đo về thị trường lao động, chi tiêu tiêu dùng cho thấy những nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, châu Âu đều đã mất đi động lực hồi phục kinh tế trong tháng 10 và tháng 11. Số lượng người xin trợ cấp thất nghiệp tăng, còn số tăng trưởng việc làm mới giảm. Chưa hết, các khoản chi cho tiêu dùng sụt giảm mạnh. Chi tiêu bán lẻ của Mỹ sụt giảm liên tục trong hai tháng 10 và 11, khiến nhiều người lo lắng về một Giáng sinh buồn.

Trong dịp lễ hội mà chi tiêu sụt giảm thì làm sao mà tiếp tục hồi phục kinh tế. Những lĩnh vực bị tác động rõ ràng nhất là nhà hàng, quán bar, chi tiêu mua quần áo, hàng điện tử và ô tô, đều là những thứ mà người Mỹ thường chi ra trong các mùa lễ hội và bán hàng giảm giá hàng năm. Điều này chứng tỏ nhiều gia đình người Mỹ phải tiết kiệm hơn để ứng phó với những bất định của nền kinh tế năm sau. Hồi phục chữ V của những nền kinh tế chủ chốt, trừ Trung Quốc ra, thì dường như chỉ mới đi nửa vời.

Một nửa nét còn lại của chữ V đã không thể vẽ xong trong những tháng cuối năm 2020.

2021: dự báo hồi phục khả quan, nhưng đừng xem thường... con virus

Khởi đầu kinh tế năm 2021 dường như sẽ không thể tốt hơn. Chính sách tiền tệ nới lỏng ở hầu hết ngân hàng trung ương (NHTƯ) trên thế giới, không ít trong số đó đã đẩy lãi suất chính sách về mức âm. Các gói chi tiêu kích thích kinh tế ngàn tỉ đô la ở Mỹ, trăm tỉ euro của châu Âu. Và tất nhiên cuối cùng là vaccin.

Thị trường cổ phiếu của Mỹ và nhiều nền kinh tế tăng mạnh mẽ kể từ khi một loạt tin tốt về vaccin xuất hiện từ tháng 9-2020. Người ta rõ ràng đang kỳ vọng một năm 2021 bùng nổ. Con số dự báo tăng trưởng GDP đến 8,2% cho Trung Quốc và 5,9% cho nước Anh phản ánh điều đó. Nhiều năm liền, nước Anh chưa bao giờ nhìn thấy con số tăng trưởng GDP cao như vậy - tất nhiên là một phần vì nước này cũng nằm trong thành phần “đội sổ” về tăng trưởng kinh tế của năm 2020 (sụt giảm đến gần 10%).

Thế nhưng những diễn biến của kinh tế toàn cầu trong những ngày cuối năm 2020 cho thấy tình hình kinh tế cũng sẽ không thể khả quan hơn trong những tháng đầu quí 1-2021. Tình trạng phong tỏa kinh tế đang quay lại ở nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước châu Á được xem là chống dịch tốt. Có vẻ như điều mà người ta kỳ vọng rằng kinh tế thế giới sẽ bắt đầu “bay lên” vào cuối năm 2020, đầu 2021 nhờ vào vaccin sẽ không thành hiện thực. Gió xuân có vẻ sẽ không đến với kinh tế toàn cầu cho đến tận cuối quí 1-2021.

Không tính đến trục trặc do chủng virus mới gây ra, vấn đề là nhiều nền kinh tế sẽ chỉ có thể trở lại trạng thái “không phong tỏa” từ giữa tháng 2 nếu vaccin tỏ ra hiệu quả trên diện rộng. Ngay cả như vậy, một nền kinh tế không phong tỏa chỉ có thể gọi là “bình thường mới” hay “gần bình thường”. Nó không thể trở lại trạng thái bình thường ngay được. Sẽ mất nhiều tháng cho đến cả năm mới hy vọng vaccin có thể tạo ra đủ miễn dịch cộng đồng ở châu Âu và Mỹ (nếu may mắn). Nước Anh vừa đưa ra ước tính, họ phải tiêm vaccin cho khoảng 2 triệu người/tuần để tránh một đợt bùng dịch thứ ba. Họ chưa dám nói đến “bình thường mới”. Cơ hội đạt miễn dịch cộng đồng với vaccin có thể không lớn như nhiều người nghĩ, vì nhiều cộng đồng ở Mỹ và châu Âu có xu hướng chống vaccin và không đồng ý tiêm.

Nhưng chí ít, điểm sáng với những nền kinh tế Âu - Mỹ là miễn không phong tỏa thì những nền kinh tế này sẽ hồi phục. Họ có thể vận hành ở trạng thái gần bình thường với vài ngàn ca bệnh/ngày.

Ở châu Á lại chưa chắc được như vậy. Nhất là với những nước thực hiện chiến dịch dập dịch mạnh mẽ như Việt Nam và Trung Quốc. Ở đây còn có một vấn đề khác là nếu người dân các nước khác không đạt được miễn dịch cộng đồng, liệu những nền kinh tế như Việt Nam, Trung Quốc có dám mở cửa “bình thường” để tiếp nhận du khách hay không? Những nền kinh tế như Việt Nam đang rất cần du khách nước ngoài để “kéo lại” ngành du lịch và hàng không. Nhưng các quốc gia này cũng sẽ không muốn mạo hiểm để mở cửa quá sớm. Điều này sẽ khiến những kịch bản hồi phục kinh tế khả quan của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) có thể chỉ là lập kế hoạch trên giấy mà thôi.

Đó là chúng ta chưa nói đến tình huống xấu nhất là một chủng virus mới có thể làm vaccin không còn hiệu quả nữa. Bài học những ngày cuối năm 2020 cho thấy không thể xem thường con virus này và không thể chủ quan. Cuộc sống thiên hình vạn trạng và những chiến lược phòng ngự sẽ luôn có những lỗ hổng không ngờ đến.

Lời kết

Có thể nói, hiện tại có quá nhiều điều chúng ta không thể biết trước về năm 2021. Vì vậy, mọi dự báo chỉ là để tham khảo. Các chính sách kinh tế vẫn phải lấy hỗ trợ cao nhất cho người dân và doanh nghiệp làm mục tiêu hàng đầu. Không giữ nổi những nguyên khí này thì không thể mong hồi phục kinh tế gì cả. Khoan sức dân, tiếp tục cải cách thủ tục, quy định hành chính để dân bớt bị nhũng nhiễu vẫn phải là chính sách hàng đầu hậu Covid.

Và đừng đặt hết tất cả hy vọng vào vaccin. Chúng ta cũng cần học cách sống chung với con virus quỷ quyệt này.

(*) Giảng viên Đại học Bristol, Anh

Xem thêm: lmth.iot-auhc-naux-oig-1202-uad-0202-iouc-et-hnik/422213/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kinh tế cuối 2020, đầu 2021: gió xuân chưa tới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools