vĐồng tin tức tài chính 365

Covid-19 'gặm nhắm' kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp

2021-02-03 14:30

Covid-19 'gặm nhắm' kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp

Song Dũng

(TBKTSG Online) - Không phản ứng tức thì với dịch bệnh như các doanh nghiệp hàng không, du lịch, dịch vụ... nhiều doanh nghiệp ở “tuyến sau” như bất động sản, nông nghiệp, năng lượng đã bắt đầu thấm dần tác động của Covid-19 khi báo cáo quí 4 được công bố.

Nhiều doanh nghiệp lỗ ngàn tỉ đồng vì kinh doanh dưới gia vốn. Ảnh minh họa: DNCC

Thị trường đang vào mùa Báo cáo tài chính năm 2020, bên cạnh nhóm doanh nghiệp ít chịu tác động bởi Covid-19 vẫn duy trì được đà tăng trưởng thì nhiều doanh nghiệp đã công bố số lỗ ròng cả năm 2020 lên tới vài trăm thậm chí cả ngàn tỉ đồng. Đến thời điểm hiện tại các doanh nghiệp lỗ lớn nhất chủ yếu thuộc các nhóm ngành chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 như hàng không, logistics, du lịch, dầu khí, điện lực và bất động sản dân dụng.

Lỗ ngàn tỉ đồng vì kinh doanh dưới giá vốn

Doanh nghiệp có mức lỗ mạnh nhất trong năm qua là Vietnam Airlines với hơn 10.000 tỉ đồng. Đây là kết quả đã được dự báo sau những đợt tác đọng đầu tiên của dịch bệnh. Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp dễ dàng lên “kế hoạch lỗ” như vậy, những khoản lỗ của họ đến từ việc các kế hoạch kinh doanh bị đảo lộn bởi dịch bệnh.

Cụ thể Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) cũng là doanh nghiệp tham gia câu lạc bộ lỗ ngàn tỉ đồng với mức 2.848 tỉ đồng trong đó công ty mẹ chịu lỗ 2.809 tỉ đồng vì nhiều tháng kinh doanh dưới giá vốn. BSR cho biết do những tác tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và biến động của giá dầu thế giới đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2020, BSR đã quyết định lùi lại kế hoạch niêm yết cổ phiếu để tập trung vào các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cốt lõi.

Bên cạnh BSR, Đạm Hà Bắc do chịu những khoản lãi phạt lên tới 18%/năm cùng với ảnh hưởng Covid-19, Đạm Hà Bắc đã báo lỗ ròng năm 2020 gần 1.462 tỉ đồng cao hơn con số dự kiến lỗ 1.132,15 tỉ đồng.

Đáng chú ý khi cặp đôi doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai (HAG) và Hoàng Anh Gia Lai Agrico (HNG) đã công bố kết quả kinh doanh trái ngược, trong khi hoạt động bán vốn công ty con giúp HAGL Agrico thoát lỗ trong năm 2020 thì HAG kết thúc năm với khoản lỗ sau thuế lên tới 2.175 tỉ đồng trong đó công ty mẹ chịu lỗ 1.200 tỉ đồng.

Ban lãnh đạo Hoàng Anh Gia Lai cho biết khi các dự án và tài sản làm cơ sở đảm bảo phát triển và tăng giá trị, các khoản dự phòng được trích lập trong báo cáo năm 2020 có thể được hoàn nhập dần dần. Lúc đó, tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể tiến triển tích cực hơn. Tuy nhiên nhìn vào báo cáo tài chính quí 4 của doanh nghiệp cho thấy nguyên nhân chủ yếu do hoạt động kinh doanh dưới giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao vì sự tác động của Covid-19. Trong đó mảng kinh doanh chủ lực là trái cây ghi nhận giá vốn cao hơn doanh thu gần 200 tỉ đồng.

Cũng với lý do tương tự, Tập đoàn Yeah1 (YEG) bất ngờ thua lỗ trong quý cuối cùng của năm, khi mảng thương mại truyền thông kinh doanh dưới giá vốn và chi phí bán hàng tăng đột biến. Khoản lỗ ròng (gần 95 tỉ đồng) xuất hiện khi Công ty ghi nhận chi phí bán hàng tăng đột biến lên gần 112 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ ở mức 16 tỉ đồng. Khoản chi phí này được liệt kê trong thuyết minh là chi phí “dịch vụ mua ngoài”.

Kết qua chung là Yeah1 vẫn ghi nhận mức lỗ 130 tỉ đồng trong năm 2020. Mức lỗ này dù cải thiện so với mức lỗ gần 387 tỉ đồng vào năm 2019, nhưng vẫn cho thấy sự bấp bênh của Yeah1 khi doanh thu thuần năm 2020 giảm gần 16,5%, đạt 1.217 tỉ đồng.

Hụt hơi khi ‘rượt đuổi’ kế hoạch kinh doanh

Nhiều doanh nghiệp tiến hành chuyển giao, phân tách trong bối cảnh Covid-19 đang tác động mạnh khiến cho những nhân sự điều hành mới gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Phần lớn đều hụt hơi trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh đã đề ra trước đó.

Cụ thể, trong năm đầu tiên được chuyển giao điều hành Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, CEO Lê Viết Hiếu đã đối diện với khó khăn khi lợi nhuận 2020 của doanh nghiệp giảm sâu và ghi nhận mức thấp nhất trong 6 năm qua. Đây được xem là hệ quả từ Covid-19 khiến các dự án triển khai từ đầu năm đã kéo dài tiến độ xây dựng.

Dù tiết giảm chi phí hoạt động, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Hòa Bình trong quý cuối năm 2020 chỉ đạt 10 tỉ đồng, tương đương 12% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của tập đoàn xây dựng này theo đó chỉ vỏn vẹn 7 tỉ đồng trong 3 tháng cuối năm 2020, sụt giảm nghiêm trọng tới 96% so với cùng kỳ.

Lũy kế cả năm, Hòa Bình đạt doanh thu 11.228 tỉ đồng, thấp hơn 40% so với 2019. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất chỉ đạt 70 tỷ, giảm tới 83% so với năm trước. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất của nhà thầu xây dựng này từ sau năm 2014 đến nay.

Về kế hoạch trong ĐHCĐ 2020, HĐQT doanh nghiệp đề ra mục tiêu doanh thu 12.500 tỉ đồng và có lãi ròng 125 tỉ đồng. Với kết quả hiện nay công ty xây dựng này chỉ đạt 90% kế hoạch doanh thu và 56% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Covid-19 khiến tình hình kinh doanh của Coteccons vẫn chưa thế khởi sắc sau chuyển giao. Ảnh: DNCC

Tương tự, Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons vừa công bố kết quả kinh doanh quí 4 với sự sụt giảm nghiêm trọng so với cùng kỳ 2019. Đây cũng là quý đầu tiên doanh nghiệp xây dựng có doanh thu lớn nhất Việt Nam không còn nằm dưới sự lãnh đạo của nhà sáng lập Nguyễn Bá Dương.

Cụ thể, sau khi hạch toán các loại chi phí và thuế, lãi ròng của Coteccons năm 2020 đạt 463 tỷ, thấp hơn 35% so với năm trước. Đây là năm thứ 3 liên tiếp lợi nhuận sau thuế của Coteccons đi xuống, đồng thời là năm ghi nhận mức lợi nhuận thấp nhất từ sau 2014. Theo giải trình của ban lãnh đạo công ty, nhiều dự án bất động sản giãn tiến độ xây dựng do chịu tác động của dịch Covid-19 từ đầu năm khiến doanh thu của Coteccons bị ảnh hưởng.

Như vậy, so với kế hoạch doanh thu và lợi nhuận hợp nhất lần lượt 16.000 tỉ đồng và 600 tỉ đồng được đại hội cổ đông thông qua, doanh nghiệp xây dựng thuộc nhóm đầu thị trường này đều không hoàn thành hai chỉ tiêu quan trọng nhất.

Dịch Covid-19 cũng giúp “phân loại” các doanh nghiệp dù hoạt động trong cùng lĩnh vực có nhiều tác động tích cực. Ví dụ điển hình là trường hợp của Tổng công ty Kinh Bắc (KBC), hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp. Trong năm 2020, KBC ghi nhận doanh thu giảm 33% so với cùng kỳ, đạt 2.154 tỉ đồng, còn lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm 71%, ở mức hơn 297 tỉ đồng. Với con số này, KBC không hoàn thành kế hoạch đề ra.

Hay như  Đất Xanh cũng “việt vị” với kế hoạch năm 2020 khi ước tính doanh thu thuần của công ty đạt 2.700 tỉ đồng, giảm 54% so với năm 2019 và lỗ ròng 484 tỉ đồng. Theo kế hoạch năm, doanh nghiệp từng kỳ vọng bàn giao và ghi nhận lợi nhuận của khoảng 700 lô đất thuộc đợt mở bán đầu tiên vào tháng 7-2020. Tuy nhiên, do thủ tục pháp lý chậm hơn dự kiến, việc ghi nhận dự án sẽ bắt đầu trong năm 2021 nên kết quả trên chỉ đạt được 55% chỉ tiêu. Đồng thời cũng khiến doanh nghiệp ghi nhận mức lỗ đầu tiên trong lịch sử.

Diễn biến “thấm đòn” vì Covid-19 cũng đang dần thể hiện ở nhiều ông lớn bán lẻ. Chẳng hạn như ở trường hợp FPT Retail, doanh thu thuần năm 2020 giảm 11,8%, đạt mức 14.666 tỉ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 28,4 tỉ đồng trong khi cùng kỳ ghi nhận mức 278 tỉ đồng.

Trong bối cảnh ngành kinh doanh hàng điện tử vẫn được hưởng lợi vì Covid-19, FPT Retail cũng ghi nhận sự tăng trưởng ở các mặt hàng được hưởng lợi, tuy nhiên lợi nhuận lại giảm mạnh vì chuỗi bán lẻ này lại tập trung đầu tư mạnh tay vào chuỗi nhà thuốc Long Châu, khiến chi phí trong kỳ tăng cao, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ.

Xem thêm: lmth.peihgn-hnaod-cac-auc-hnaod-hnik-auq-tek-mahn-mag-91-divoc/074313/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Covid-19 'gặm nhắm' kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools