vĐồng tin tức tài chính 365

"Việt Nam có đầy đủ lợi thế để phát triển kinh tế số"

2022-03-15 19:06

Chia sẻ với báo giới sau chuyến công tác tại Việt Nam, ông Rafael Frankel, Giám đốc chính sách công khu vực Nam Á và Đông Nam Á của Công ty Meta (Facebook trước đây) cho biết, những yếu tố quan trọng để Việt Nam phát triển kinh tế số là tinh thần doanh nghiệp mạnh, dân số trẻ, tập trung vào đổi mới sáng tạo và Chính phủ có tầm nhìn về phát triển kỹ thuật số trong thập kỷ tới.

"Đây là chuyến công tác đầu tiên của tôi đến Việt Nam kể từ sau đại dịch COVID-19 và tôi rất vui khi thấy đất nước và người dân nơi đây đang phục hồi sau đại dịch nhanh hơn và tốt hơn dự đoán.

Tại Việt Nam, nền kinh tế kỹ thuật số ngày càng trở nên quan trọng, chiếm tới hơn 8% GDP của cả nước và tiềm năng phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số là rất lớn. Việt Nam có một đội ngũ nhân lực rất sáng tạo. Đội ngũ này sẽ đóng vai trò quan trọng trong lực lượng lao động trong tương lai. Với sự nổi lên của Metaverse (Vũ trụ số), Việt Nam có tiềm năng dẫn đầu không gian này thông qua đổi mới và tự do sáng tạo", ông Rafael Franken nhấn mạnh.

Việt Nam có đầy đủ lợi thế để phát triển kinh tế số - Ảnh 1.

Ông Rafael Frankel, Giám đốc chính sách công khu vực Nam Á và Đông Nam Á của Công ty Meta (Ảnh: Báo Chính phủ)

Nói thêm về những chương trình cụ thể trong năm nay tại Việt Nam, ông Rafael Franken cho biết, Meta đang bắt tay vào thực hiện nhiều các chương trình tham vọng vào năm 2022, vừa góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế số.

"Chúng tôi tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số để nhanh chóng phục hồi hậu Covid-19 và phát triển mạnh mẽ lâu dài. Chúng tôi sẽ thực hiện mục tiêu này thông qua việc hợp tác trực tiếp với các bộ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), hoặc thông qua các chương trình trọng điểm như #SheMeansBusiness (Phụ nữ là Doanh nhân) và Boost with Facebook (Bệ phóng Doanh nghiệp)", Rafael Franken nói. 

Theo ông Rafael Franken, trong năm 2021, Meta đã đào tạo cho gần 40.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các hoạt động trực tiếp và trực tuyến. Vào năm 2022, Meta đặt mục tiêu mở rộng mô hình đào tạo để tiếp cận hơn 15.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn quốc và hàng nghìn doanh nghiệp khác thông qua các chương trình đào tạo theo yêu cầu.

Việt Nam có đầy đủ lợi thế để phát triển kinh tế số - Ảnh 2.

Hình ảnh tại ngày hội “Phụ nữ thời đại - Thành công và Toả sáng”nhằm tôn vinh những đóng góp của phụ nữ đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước cũng như khởi động năm thứ 3 của Chương trình Phụ nữ là doanh nhân (#SheMeansBusiness) tại Việt Nam.

Khi được hỏi về những tham vọng của Meta với Metaverse, ông Rafael Franken khẳng định, đây là bước phát triển tiếp theo của công nghệ xã hội và của internet di động. Dù không không thể xảy ra một sớm, một chiều nhưng Metaverse sẽ mở ra những cơ hội mới cho tất cả mọi người.

"Khi bắt đầu hành trình hiện thực hóa Metaverse, chúng tôi hy vọng trong vòng một thập kỷ tới, Metaverse sẽ tiếp cận hàng triệu người ở Việt Nam và hỗ trợ việc làm cho những cá nhân sáng tạo và nhà phát triển ở Việt Nam cũng như trên thế giới", Giám đốc Chính sách Công khu vực Nam Á và Đông Nam Á, Meta nhấn mạnh.

Trong khu vực ASEAN, theo Báo cáo e-Conomy SEA 2020, chỉ tính riêng cấu phần kinh tế số Internet/nền tảng năm 2020 đã đạt khoảng 105 tỷ USD (tăng 5% so với năm 2019) và dự kiến đến năm 2025 sẽ đạt 309 tỷ USD.

Hai đại diện dẫn đầu trong khu vực là Indonesia và Việt Nam có tốc độ tăng trưởng vượt mức 40%/1 năm. Đến năm 2025, nền kinh tế số trong khu vực dự báo sẽ tăng gấp 3 lần, chạm mức 300 tỷ USD, rút ngắn khoảng cách với những thị trường phát triển hơn về tỷ lệ đóng góp vào GDP.

Theo Báo cáo e-Conomy SEA năm 2020, chỉ tính riêng cấu phần kinh tế số Internet/nền tảng, Việt Nam đã đạt 14 tỷ USD, đứng thứ 3 ASEAN, nhưng là nước có tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực này cao nhất với mức tăng 16%, nước có mức tăng cao tiếp theo là Indonesia với 11%, và Thái Lan 7%. Báo cáo này cũng dự báo đến năm 2025, kinh tế số Internet/nền tảng Việt Nam sẽ đạt mức 52 tỷ USD.

Riêng năm 2021, Tổng cục Thống kê ước tính kinh tế số Việt Nam đạt khoảng 163 tỷ USD, chiếm khoảng 8,2% GDP cả nước, trong đó cấu phần kinh tế số ICT/VT đạt 126 tỷ USD, chiếm 5,5% GDP, kinh tế số Internet/nền tảng đạt 14 tỷ USD, chiếm 1% GDP và kinh tế số ngành/lĩnh vực đạt khoảng 23 tỷ USD, chiếm 1,7% GDP.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.27881307151302202-os-et-hnik-neirt-tahp-ed-eht-iol-ud-yad-oc-man-teiv/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“"Việt Nam có đầy đủ lợi thế để phát triển kinh tế số"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools