vĐồng tin tức tài chính 365

Bài cuối: Xác định đúng hướng đi để tạo sự đột phá

2021-06-11 15:22

Tiến sĩ Phạm Thị Bích Ngọc - chuyên gia kinh tế, Trường đại học Hoa Sen: 

Xem TPHCM như một “lõi phát triển”


 Phóng viên: Bài toán đặt ra cho TPHCM trong giai đoạn hiện nay là gì, thưa bà?

 Tiến sĩ Phạm Thị Bích Ngọc: Bài toán của TPHCM vẫn là hướng đi. TPHCM phải đi theo xu thế phát triển chung của cái gọi là “big city”, một thành phố lớn bắt đầu lan tỏa, hướng ra các thành phố vệ tinh xung quanh.

Trước đây, TPHCM đã đi đầu với lý thuyết phát triển “lót ổ cho nhà đầu tư” qua việc hình thành các khu chế xuất, khu công nghiệp đầu tiên, khu công nghệ cao, công viên phần mềm và đã thúc đẩy mạnh tăng trưởng. Việc tập trung cho hướng này đã tạo ra sức hút đối với nguồn nhân lực cả nước nhưng đồng thời cũng trở thành điểm nghẽn cho sự phát triển của TPHCM, đó là sự quá tải về cơ sở hạ tầng. Do vậy, hướng đi tiếp theo là nên đẩy dần các ngành công nghiệp ra các thành phố vệ tinh. Bài toán tổng thể là giải quyết chuỗi phát triển này: Đẩy sản xuất ra những vùng xung quanh để lõi trung tâm phát triển theo hướng xanh hơn, sáng tạo hơn.

Bên cạnh việc trở thành trung tâm của chuỗi cung ứng cho toàn khu vực phía Nam, trung tâm tài chính, TPHCM nên đẩy mạnh những ngành dịch vụ không cần nhiều nhân lực mà chủ yếu sử dụng giải pháp công nghệ như mô hình của Silicon Valley (Mỹ). TPHCM nên có chiến lược để trở thành trung tâm giáo dục cho cả khối Đông Nam Á, nơi đào tạo và cung ứng nhân lực cao cấp cho khu vực. Từ đó, chúng ta sẽ lôi kéo được các doanh nghiệp, các trường đại học lớn trên thế giới đầu tư và TPHCM như là một cái “hub” (lõi phát triển) cung ứng giải pháp, tư vấn, đào tạo… Đưa ra cái nhìn như thế bởi tôi thấy hiện nay, thương hiệu của TPHCM để thu hút và định hướng các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài còn chưa rõ nét.

* Thủ tục hành chính nhiêu khê, phức tạp là rào cản đối với việc thu hút đầu tư. Bà có thể đề xuất giải pháp tháo gỡ?

- Có một câu hỏi quan trọng là, các nhà hoạch định chính sách có thực sự muốn làm hay không? Ngay bên cạnh chúng ta, Singapore họ đã số hóa hết rồi. Chỉ cần học hỏi người ta và mời chuyên gia về để ứng dụng thôi. Người ta nói sự phát triển là đứng trên vai người khổng lồ mà. Ở góc nhìn của tôi, chừng nào khu vực công sử dụng được nguồn nhân lực cao cấp, tức là những người có năng lực cao tham gia được vào chuỗi ấy, dùng được giải pháp công nghệ và đưa được hệ thống đó đến người dân, mới giải quyết được các vướng mắc về thủ tục, nhũng nhiễu.

* Còn về dòng vốn đầu tư trong nước, theo bà, làm sao để nó cũng được luân chuyển tốt hơn khi doanh nghiệp chúng ta đang rất khó khăn do dịch bệnh?

- Việc giãn nợ, hỗ trợ lãi suất ngân hàng hay các gói kích cầu chỉ là giải pháp tình thế. Điều quan trọng là hiệu ứng lan tỏa. Khi giải bài toán để khơi thông đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì chúng ta phải đồng thời đề nghị họ kết nối với doanh nghiệp địa phương trong các hoạt động sản xuất, cung ứng và cả kinh doanh trên thị trường toàn cầu. Cái đó gọi là sự lan tỏa ngược. Đầu tư nước ngoài cần cộng hưởng cùng doanh nghiệp địa phương phát triển và qua đó, doanh nghiệp địa phương vừa nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa học hỏi để cải thiện năng suất làm việc lẫn tư duy kinh doanh.

* Xin cảm ơn bà. 

Quốc Ngọc (thực hiện)

Xem thêm: lmth.3676341a-ahp-tod-us-oat-ed-id-gnouh-gnud-hnid-cax-iouc-iab/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Bài cuối: Xác định đúng hướng đi để tạo sự đột phá ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools