vĐồng tin tức tài chính 365

Đã tiêm, nếu được ra đường vẫn lo...

2021-09-06 14:28
Đã tiêm, nếu được ra đường vẫn lo... - Ảnh 1.

Công nhân Công ty TNHH Changshin Việt Nam (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) làm thủ tục chuẩn bị tiêm vắc xin - Ảnh: A LỘC

Và tỉnh Bình Dương giải thích cụ thể như thế nào?

Một mũi, hai mũi và nỗi lo với người chưa tiêm

Nhân loại sẽ phải sống chung với COVID-19. Nhưng việc triển khai còn tùy thuộc vào điều kiện của từng nước, từng địa phương.

Những ngày qua, báo chí thông tin nhiều về đề xuất những vùng nóng như TP.HCM, Bình Dương... cần tính tới cơ chế riêng để những người đã tiêm một hoặc hai mũi vắc xin COVID-19 có thể ra đường, làm việc/học tập.

Dưới sức ép kinh tế, việc làm, việc tìm giải pháp khôi phục trạng thái bình thường là mục tiêu chung của nhiều quốc gia lúc này. Giải pháp tạo điều kiện cho những người đã tiêm ngừa có thể trở lại với học tập/làm việc đã được triển khai tại các nước có tỉ lệ phủ vắc xin cao, hoặc đã đạt/tiệm cận mốc đạt miễn dịch cộng đồng (từ 70-80% dân số đã tiêm trở lên).

Lộ trình bình thường hóa sau dịch bệnh về lý thuyết dường như đã quá rõ: làm sao phủ được vắc xin nhanh nhất, nhiều nhất, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng dịch căn cơ như đeo khẩu trang, khử khuẩn, giãn cách để giảm số ca nhiễm, giảm sức ép cho hệ thống y tế để từng bước nối lại các hoạt động kinh tế, xã hội khác. Nhưng vấn đề lớn hơn lúc này là làm sao để cụ thể hóa lộ trình đó với từng nước, từng địa phương?

Thật khó tìm ra một mô hình vừa chống dịch vừa mở cửa lại kinh tế an toàn nhất trên cả thế giới cho tới lúc này. Thực tế chứng minh virus SARS-CoV-2 đã lật đổ mọi "tượng đài" chống dịch, đảo lộn nhiều chiến lược chống dịch cũng như mở cửa lại của nhiều nước với các đột biến mới có khả năng lây nhiễm cao hơn, nhanh hơn.

Với Việt Nam, thách thức này còn nặng nề hơn khi khó khăn tiếp cận vắc xin vẫn chưa thể tháo gỡ. Tính tới 5-9, thống kê dữ liệu của Bộ Y tế, Việt Nam đã tiêm 21,4 triệu liều vắc xin trên tổng số dân khoảng 98,3 triệu người, trong đó có hơn 2,73 triệu người đã được tiêm đủ liều, tỉ lệ dân số đã được tiêm đủ liều là 2,8%. 

Với tỉ lệ dân đã tiêm đủ còn quá thấp như vậy, dường như mọi mô hình mở cửa lại của các nước có độ phủ vắc xin cao hơn nhiều (từ xấp xỉ 50% dân số trở lên) đều trở thành "tấm áo quá rộng" với Việt Nam hiện nay.

Nhóm đã tiêm vắc xin 1 hoặc 2 mũi của Việt Nam cho tới nay đa số vẫn là nhóm được ưu tiên và những vùng dịch bệnh căng thẳng nhất. Đây là điểm rất khác so với các nước có nguồn vắc xin dồi dào như Mỹ và các nước châu Âu.

Tại TP.HCM, những người đã tiêm 2 mũi phần lớn thuộc nhóm ưu tiên, trong đó có một lượng lớn thuộc lực lượng tuyến đầu và các ngành thiết yếu. Phần đông dân số vẫn chưa có mũi 2, và không ít người đã có mũi 1 (thậm chí mũi 2) vẫn nhiễm bệnh và lây cho con trẻ, người già trong nhà. 

Kinh nghiệm nhãn tiền từ các nước đi trước chúng ta về chiến lược tiêm chủng, độ phủ vắc xin và kế hoạch mở cửa là Israel và Mỹ là thực tế cảnh báo sự thận trọng là không thừa với nguy cơ lây nhiễm virus ở những người đã chích. 

Cả hai nước vừa nêu đều đã ghi nhận tình trạng nhiễm đáng lo tới mức họ phải gấp rút triển khai tiêm mũi vắc xin tăng cường thứ ba không lâu sau khi tuyên bố đã phủ vắc xin hơn ít nhất 70% dân số trưởng thành.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn mới đây đã khẳng định đối với biến thể Delta, người tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn có thể bị nhiễm rồi lây nhiễm cho người khác. Miễn dịch không chỉ là chuyện của người đã xong mũi 2 mà còn là sự an toàn cho người thân ở nhà (có thể là trẻ nhỏ chưa được tiêm), cho hàng xóm và cả cộng đồng.

DƯƠNG QUANG (TP.HCM)

Đã tiêm, nếu được ra đường vẫn lo... - Ảnh 2.

Chốt kiểm soát lưu thông tại khu dân cư Him Lam "vùng xanh" (quận 7) giáp ranh huyện Bình Chánh, TP.HCM, chiều 4-9 - Ảnh: TỰ TRUNG

Đã tiêm 2 mũi, muốn về nhà vẫn lo cho người thân

Tôi đã làm việc trong điều kiện "3 tại chỗ" hơn hai tháng qua ở một doanh nghiệp trong Khu công nghiệp VSIP 2 (Bình Dương). Ở giữa điểm nóng dịch bệnh, chúng tôi thuộc nhóm rất ít công nhân đã được tiêm mũi 2. Do công ty có cơ sở ở TP.HCM nên chúng tôi may mắn được tiêm mũi 1 từ đầu tháng 6 tại TP.HCM và mũi 2 tại Bình Dương vài tuần trước.

Hầu hết nhân sự công ty tôi, hơn trăm người, đều ở hẳn tại công ty, không ra ngoài, trừ số ít người như kế toán chẳng hạn thì làm việc tại nhà không được vào công ty. Khi mới tiêm 1 mũi, chúng tôi được xét nghiệm mỗi tuần/lần. Khi tất cả tiêm mũi 2, chúng tôi được xét nghiệm PCR và vẫn tuân thủ "3 tại chỗ" nghiêm ngặt. Thông tin Bình Dương nghiên cứu nới lỏng cho người đã tiêm ra đường chưa biết khi nào có thể triển khai nhưng hiện tại chúng tôi vẫn ở yên tại chỗ làm ít nhất cho đến khi khu vực thôi giãn cách theo chỉ thị 16.

Bình Dương đang tăng cường tiêm chủng với vắc xin Vero Cell, mọi người hưởng ứng nhanh. Điều này giúp Bình Dương sớm phủ mũi 1 và nhanh đến hạn tiêm mũi 2. Đó là niềm hy vọng lớn nhưng lo lắng còn đầy. Ngay lúc này đây, ai cũng mong về nhà sau nhiều tháng ở lại công ty nhưng về làm sao, đi đâu khi cộng đồng xung quanh vẫn chưa có mũi 1. Những khu nhà trọ công nhân chưa thể an toàn khi còn rất nhiều người đang chờ mũi 1. Chưa kể mũi 2 như chúng tôi cũng chưa chắc khỏi nguy cơ lây nhiễm từ cộng đồng và mang nguồn bệnh vào công ty mình.

Và chúng tôi lại ở yên chờ một ngày cộng đồng đủ điều kiện để nới lỏng giãn cách, về bình thường mới.

MINH ĐỨC (Bình Dương)

Người đã tiêm ở Bình Dương: Chỉ được ra đường khi nới lỏng giãn cách

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 5-9, một thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương cho biết phương án "cho người dân được ra đường với trường hợp đã tiêm 2 mũi vắc xin và 1 mũi sau khi tiêm được 20 ngày" sẽ được thực hiện thận trọng, sẽ tham vấn ý kiến của các nhà chuyên môn y tế, trong khi Bộ Y tế chưa có hướng dẫn về vấn đề này. Trước mắt, sẽ chỉ thực hiện với một số huyện phía bắc của tỉnh được nới lỏng giãn cách xã hội.

20210831_083256 1(read-only)

Một “vùng đặc biệt đỏ” với nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao tại thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương - Ảnh: BÁ SƠN

Theo Ban chỉ đạo tỉnh Bình Dương, tỉnh đang chuẩn bị cho tình huống tới sau 15-9, mục tiêu là khi đó dịch sẽ được khống chế, trở lại "bình thường mới". Khi xem xét tổ chức cho nhà máy, một số loại hình dịch vụ sản xuất trở lại... thì cũng cần tính tới phương án kiểm soát khác nhau giữa người đã tiêm vắc xin và người chưa tiêm vắc xin. Người đã tiêm đủ hai mũi vắc xin nguy cơ sẽ thấp hơn người chưa tiêm vắc xin, nhưng vẫn có nguy cơ mắc và lây nhiễm COVID-19.

Tới nay tỉ lệ người dân Bình Dương tiêm vắc xin chưa cao. Theo báo cáo của Sở Y tế, mới có trên 46.000 người tiêm mũi 2 và khoảng 1,2 triệu người tiêm mũi 1 (tới chiều 5-9), mới đạt một nửa dân số. Bình Dương đang triển khai tiêm 1 triệu liều vắc xin Sinopharm để đạt được "độ phủ vắc xin" trong cộng đồng, nhưng số vắc xin này mới chỉ được triển khai tiêm từ ngày 2-9 nên người tiêm muốn đủ 2 mũi hoặc mũi 1 sau 20 ngày thì phải tới sau ngày 15-9 (thời điểm kết thúc thực hiện chỉ thị 16 tăng cường, "khóa chặt, đông cứng" theo dự kiến).

Chiều 5-9, thông tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương cho biết ban chỉ đạo đã thống nhất nới lỏng biện pháp giãn cách xã hội đối với một phần của tỉnh đang chuyển hóa về "vùng xanh", gắn với biện pháp kiểm soát lưu thông bằng cách kiểm soát người dân ra đường thông qua việc tiêm vắc xin.

Có bốn huyện, thị xã phía bắc của tỉnh Bình Dương sẽ áp dụng nới lỏng giãn cách kể từ ngày 6-9 (thực hiện chỉ thị 15 tăng cường) là: Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo. Các vùng này vẫn còn COVID-19 nhưng được đánh giá là đã kiểm soát, khoanh vùng được dịch. Theo đó, trước mắt sẽ cho lưu thông trong phạm vi huyện tới ngày 9-9, từ ngày 10-9 đến 15-9 sẽ lưu thông theo các huyện áp dụng phân luồng, gắn với cấp thẻ thông hành căn cứ vào tình hình tiêm vắc xin.

Ông Nguyễn Văn Lợi - bí thư Tỉnh ủy, trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Bình Dương - đề xuất phương án được ra đường đối với trường hợp đã tiêm 2 mũi vắc xin sẽ được cấp "thẻ xanh" và người tiêm 1 mũi vắc xin sẽ được cấp "thẻ vàng" kèm theo giấy xét nghiệm. Trường hợp người chưa tiêm vắc xin thì không được ra đường.

BÁ SƠN

Đừng gây hiểu nhầm

Thông tin do TTXVN phát với nội dung "tỉnh Bình Dương tính đến phương án cho phép người đã tiêm vắc xin ra đường" được báo chí dẫn lại đã gây phấn khích nơi người dân, đặc biệt là ở TP.HCM, nơi có độ phủ vắc xin cao hơn nhiều so với Bình Dương. Theo đó, "thường trực Tỉnh ủy Bình Dương vừa giao ngành y tế phối hợp với Công an tỉnh và các ngành có liên quan tham mưu phương án cho phép ra đường đối với người đã được tiêm 2 mũi vắc xin và 1 mũi sau khi đã tiêm được 20 ngày" - Tuổi Trẻ ngày 5-9.

Hôm sau, như Tuổi Trẻ thông tin lại, đó chỉ là hướng tính tới. Có thể hiểu, "cho người tiêm vắc xin được ra đường" ở "vùng giãn cách ai ở đâu yên đó" chỉ là mong muốn, phụ thuộc vào nhiều tình huống trong tương lai, không phải là chuyện diễn ra trong vài tuần hoặc tháng tới. Tất cả đều kèm theo điều kiện, như chống dịch thế nào, độ phủ vắc xin...

Ngẫm lại, mong muốn này đâu chỉ có Bình Dương hay Việt Nam mà là của cả nhân loại kể từ khi có vắc xin COVID-19. Nhưng mong muốn này cũng đang bị phá bĩnh bởi biến thể Delta, tiêm 2 mũi vẫn nhiễm, nhiễm vẫn lây. Vì thế, ngay chủ trương cho kinh doanh đường phố mở lại ở quận 7 (TP.HCM) cũng có rất nhiều việc phải tính toán, chắc chắn, kỹ đến từng chi tiết, nếu không sẽ rối, thậm chí là trả giá.

Trong bối cảnh vài chục triệu người đang sống trong cảnh giãn cách, ai cũng bí bách, vì thế thông tin "được ra đường", "hết giãn cách..." cần hết sức cụ thể, chính xác, đủ ngữ cảnh, không thừa, không thiếu gây hiểu nhầm. Sự hiểu nhầm đều gây hậu quả, gây khó khăn cho chống dịch. Như có người đặt vấn đề vì sao Bình Dương cho ra đường, còn nơi khác tiêm cao hơn lại chưa tính đến...!

Hoặc mới đây là thông tin Donacoop (Đồng Nai) mua 15 triệu liều vắc xin Pfizer, hàng về trong tháng 9... Văn bản từ các cơ quan chức năng đều có. Nhưng Bộ Y tế cho biết chưa thấy gì cả. Hậu quả là nhiều người chưa vội tiêm, chờ vắc xin Pfizer. Chưa biết "thương vụ" này đến đâu, nhưng trước thông tin do Bộ Y tế, đại sứ Việt Nam tại Mỹ, đại diện Pfizer tại Việt Nam nói không bán vắc xin cho doanh nghiệp, chỉ bán cho các chính phủ, lẽ ra tỉnh Đồng Nai phải lên tiếng cho đầy đủ câu chuyện. Có thì khẳng định có. Không có phải nói lại...

Chống dịch đã vất vả, vậy mà thông tin nửa vời, thêm khó cho chống dịch.

Trường Sơn

Nên cho người tiêm 2 mũi vắc xin đi làm, buôn bán trở lại?Nên cho người tiêm 2 mũi vắc xin đi làm, buôn bán trở lại?

TTO - Có nhiều ý kiến cho rằng cần có chính sách riêng cho người tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa COVID-19 như cho phép đi làm, buôn bán... trở lại, song song với cơ chế giám sát và tuân thủ nghiêm khuyến cáo 5K. Như vậy có nên không?

Xem thêm: mth.711411160901202-ol-nav-gnoud-ar-coud-uen-meit-ad/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đã tiêm, nếu được ra đường vẫn lo...”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools